2020: Tiktok có phải xu hướng quảng cáo mới?

5804 lượt xem

Công cụ cũ của Music.ly được tiếp quản bởi ByteDance, một công ty Trung Quốc vào năm 2016 đã trở thành một trong những ứng dụng có lợi nhuận khủng nhất và được tải xuống nhiều nhất trên thế giới. Ứng dụng ấy hiện nay được biết đến với tên gọi là Tiktok, là sự kết hợp giữa những video ngắn viral, Twitter và Instagram. Tiktok với hơn 500 triệu người dùng hàng tháng đã chính thức vượt qua tổng số lượt tải kỷ lục của Instagram khi phát hành.

Chiến lược Marketing của Tiktok là trao đổi, nói chuyện giữa các nhà tiếp thị về những công cụ và kỹ thuật có hiệu quả của nó, mà chủ yếu dựa vào việc sáng tạo nội dung, làm sao để đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng mạnh của thương hiệu mà bỏ ra ít chi phí nhất.

2020: Tiktok có phải xu hướng quảng cáo mới? (ảnh 1)
Tiktok là gì?

Ứng dụng này cho phép khoảng 750 triệu người dùng trên toàn thế giới tạo ra những video ngắn khoảng 15 giây, lồng ghép âm nhạc vào video, và rất nhiều những tính năng khác giống như những mạng xã hội khác.

Với tên gọi ban đầu khi ra mắt là “Douyin” tại thị trường Trung Quốc, sau đấy ứng dụng được đổi tên thành Tiktok với mục tiêu chinh phục toàn thị trường quốc tế. Tikok ngay sau đó trở thành app miễn phí hot nhất, phát triển nhanh nhất, tạo xu hướng trending và luôn nằm trong 3 vị trí đầu bảng mục ứng dụng được tải về trên cửa hàng Apple store. Những video nhép môi là đặc trưng của Tiktok và hầu như người dùng nào cũng sử dụng và đăng tải những video kiểu này.

Cách mà chiến lược tiếp thị của Tiktok kiếm ra tiền theo xu hướng Hashtag

Rất nhiều những ứng dụng ngày nay đã giúp cho nhà phát triển và các doanh nghiệp tiếp cận được đến khách hàng mục tiêu và những đối tượng khách hàng tiềm năng của họ cũng như thị trường tương lai. Đứng từ góc nhìn của một nhà tiếp thị, chúng ta sẽ luôn muốn sẽ có thể quảng bá sản phẩm trên nhiều kênh khác nhau để thu hút sự chú ý của nhiều đối tượng khách hàng liên quan.

Lấy ví dụ, nếu muốn tiếp cận đến nhóm các chuyên gia thì chúng tôi thường sử dụng LinkedIn. Trong khi nếu muốn tiếp cận nhiều nhóm đối tượng ở nhiều lĩnh vực thì chúng tôi chọn quảng cáo trên các Fanpage Facebook. Trong khi đó, Tiktok đang tăng trưởng với tốc độ đáng kinh ngạc, và nhóm người dùng chủ yếu của họ là những đối tượng trong nhóm tuổi từ 10 đến 19.

Tiktok phát triển mạnh hơn bởi fan hâm mộ của những người nổi tiếng. Người dùng theo dõi những người như Jimmy Fallon tham gia thử thách và gắn những hashtag như #tumbleweedchallenge trên TikTok và thu được rất nhiều chú ý, và có tới hàng triệu lượt views.

Tiktok và quảng cáo Tiktok 2020
Tiktok advertising

Những thử thách trên Tiktok là những trụ cột quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu và sự kiện mà cho thấy sự liên quan của sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp đang muốn quảng bá, thúc đẩy để đến với người tiêu dùng tiềm năng.

Có những sự kiện thử thách trên Tiktok mà được khởi xướng bởi chính những doanh nghiệp ví dụ như McDonald với chiến dịch #bigmactiktok, chiến dịch này không chỉ thu hút được khách hàng mà còn được sự tham gia hưởng ứng của đông đảo công chúng trên những phương tiện mạng xã hội khác. Nhờ vào sự phổ biến của những thử thách được gắn hashtag trên tiktok mà nhiều sự kiện được quảng bá rộng rãi mặc dù chúng có nhận được giải thưởng hay không.

Ứng dụng này cũng đã được bổ sung những tính năng kiểm tra spam, lạm dụng cũng như quấy rối online, và điều đó khiến nó trở thành một cách tuyệt vời để những nhà làm quảng cáo quảng bá thương hiệu. Quảng bá tiếp thị trên Tiktok là một kênh truyền thông hiệu quả để tiếp cận được nhiều đối tượng nhất trong khi chi phí phải bỏ ra là thấp nhất. Phong trào hashtag này chỉ cần liên quan đến những người nổi tiếng và có nội dung hấp dẫn là có thể lan truyền thông điệp đến công chúng mà không tốn quá nhiều chi phí.

Làm thế nào để quảng bá thương hiệu trên Tiltok?

Quảng cáo trên bảng tin:

Nếu bạn thấy việc xem những tin stories trên Instagram ở chế độ toàn màn hình rất có ích cho quảng cáo thì bảng tin video Tiktok chính là công cụ dành cho bạn. Nó có chế độ để bạn gắn nút “Mua hàng ngay” cũng như gắn đường link website trực tiếp để người dùng có thể bấm vào và truy cập trang đích bán hàng. Cũng có cả những quảng cáo có nút “bỏ qua” với nhiều lựa chọn thiết kế khác nhau.

Hiệu quả quảng cáo có thể được đo lường thông qua những chỉ số như CTR (click through rate), lượt hiển thị (impression), tổng lượt xem (total views), thời lượng xem video (video viewing time) hay lượng tương tác thu về (engagements received).

2020: Tiktok có phải xu hướng quảng cáo mới? (ảnh 2)
Quảng cáo trên bảng tin video Tiktok

Quảng cáo dạng thử thách hashtag

Ở dạng quảng cáo này, người dùng sẽ thất 1 banner quảng cáo mà đưa họ đến trang hướng dẫn và quy tắc của thử thách hasgtag. Banner sẽ hiện ra ở trang chủ khi người dùng truy cập, và phụ thuộc vào nội dung mà người dùng xem. Quảng cáo có thể đo lường thông qua lượng xem banner, số lượt clicks, tương tag, trending, … Công cụ được tài trợ này sẽ nhắm đến những khách hàng cụ thể để tạo ra nhiều chuyển đổi nhất có thể.

Một ví dụ điển hình về chiến lược Marketing của Tiktok là phong trào #inmydenim, và những người dùng khi mở ứng dụng sẽ trực tiếp nhìn thấy banner giới thiệu thử thách với lời kêu gọi “Join the #InMyDenim challenge”.

2020: Tiktok có phải xu hướng quảng cáo mới? (ảnh 3)
“Join the #InMyDenim challenge”

Quảng cáo tiếp quản thương hiệu

Một trong những hình thức thuần túy nhất của quảng cáo trên Tiktok là khi hình ảnh, video ngắn và ảnh động xuất hiện báo hiệu cho 1 trang đích bán hàng hoặc phòng trào hashtag nào ngay sau đó nếu có. Có những danh mục độc quyền và do đó chỉ có 1 thương hiệu duy nhất được nắm vị trí quảng cáo độc quyền đó trong 1 ngày.

Hiệu quả quảng cáo được thông qua lượt hiển thị, tỷ lệ click, và lượt tiếp cận duy nhất. Quảng cáo tiếp quản thương hiệu khá hiệu quả bởi những công cụ quảng cáo của Tiktok khá đơn giản, dễ sử dụng, thân thiện với người dùng, có tác dụng lớn trong việc xây dựng thương hiệu cho một sản phẩm, dịch vụ cụ thể.

2020: Tiktok có phải xu hướng quảng cáo mới? (ảnh 4)
Quảng cáo tiktok

Phong trào hashtag

Đây cũng là hình thức phổ biến nhất mà Twitter sử dụng để tập hợp khán giả của họ và lan truyền thông điệp thương hiệu một cách tự nhiên. Những chiến dịch thử thách hashtag thường là không phải trả phí. Và chỉ cần có nội dung chuẩn, nó có khả năng làm cho bất kỳ một chiến dịch Marketing nào trở nên phổ biến và quen thuộc với người dùng cũng như khách hàng.

Hashtag của những người nổi tiếng thì càng dễ dàng tiếp cận bởi họ có lượng người hâm mộ lớn, vì thế làm cho nó trở thành một hình thức quảng cáo được chấp nhận rộng rãi. Hơn nữa, nó thu về lượng lớn tương tác tự nhiên. Tất cả những gì bạn cần là liên hệ với 1 người có sức ảnh hưởng nào đó và đưa ý tưởng cho họ, tất nhiên là phải thực hiện được cũng như là phải thú vị, cùng với mang thông điệp liên quan đến việc thúc đẩy thương hiệu hay thúc đẩy bán hàng.

2020: Tiktok có phải xu hướng quảng cáo mới? (ảnh 5)
Trào lưu #tumbleweedchallenge

Sự tham gia của người dùng

Một dạng chiến dịch quảng cáo sễ tiếp cận và tương tác nhất trên Tiktok là sự tham gia tương tác của người dùng. Cơ bản là do việc người dùng sáng tạo nội dung và những nội dung đó được sử dụng để quảng cáo cho nhãn hàng, sản phẩm thông qua các công cụ và tính năng. Những tính năng này giúp người dùng dễ dàng sử dụng để tạo ra những ý tưởng và gắn tên thương hiệu vào bài đăng.

Để hiểu được ý tưởng này, chúng ta có thể lấy ví dụ về chiến dịch tạo bởi nhà hàng món Trung quốc Haidilao. Nhà hàng này có một món “tự tay làm” cho phép thực khách tự chọn nguyên liệu và quay lại video quá trình chế biến thức ăn từ những nguyên liệu chính tay họ chọn. Ý tưởng này khuyến khích hơn 15000 người dùng tiktok đến trải nghiệm ở các nhà hàng trong chuỗi và đăng tải hơn 2000 videos trên ứng dụng Tiktok, được chia sẻ rộng rãi và nhận về hơn 50 triệu lượt xem.

2020: Tiktok có phải xu hướng quảng cáo mới? (ảnh 6)
Chiến dịch Tiktok của nhà hàng Haidilao

Chiến lược tiếp thị trên Tiktok hiện nay đang là xu hướng, dần phổ biến rộng rãi, và có khả năng tieeso cận cũng như tăng trưởng qua từng tháng. Các nhà quảng cáo nên cân nhắc thử sử dụng hình thức này, biết đâu nó sẽ mang lại hiệu quả vượt trội cho doanh nghiệp của bạn.

Thông qua bài viết này, Sona Agency hy vọng đã mang lại cho độc giả những thông tin, kiến thức đầy đủ về quảng cáo Tiktok, cũng như giúp bạn đọc hiểu thêm về một số hình thức quảng cáo trên Tiktok

Sona Agency hiện cung cấp dịch vụ Markting tổng thể cho các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ và dịch vụ chạy quảng cáo trên các nền tàng Facebook, Google, Zalo, Tiktok… Với kinh nghiệm hơn 7 năm thực chiến, Sona tự tin cam kết mang lại doanh thu và lợi nhuận tối đa cho quý khách hàng.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng tìm hiểu thêm lại đường dẫn sau: https://sonaagency.com/dich-vu-marketing-online

Thuật ngữ liên quan

Accordion Item 1 Title

TikTok , Writing , World Wide Web , Wide area networks , Websites , Website , Web technology , Web software , Web banner , Web applications , Web 2.0 , Viral video , Viral phenomenon , Video clip , Video , User-generated content , User interfaces , Usability , Tool , Technology , Target market , Takeover , Storage media , Software , Social software , Social psychology , Social networks , Social networking services , Social media , Social institutions ,

Social information processing , Service industries , Semiotics , Return on investment , Restaurant , Real-time web , Public sphere , Public opinion , Psychological concepts , Promotion and marketing communications , Policy , Packaging , Organization , Online services , Online and offline , Networks , Musical.ly , Multimedia , Mobile software , Mobile content , Mobile app , Microeconomics , Menu , Media technology , Media sharing ,

Media manipulation , Media bias , Media analysis , McDonald’s , Mass media , Marketing strategy , Marketing , Market (economics) , Management , LinkedIn , Landing page , Internet search , Internet Protocol based network software , Internet celebrity , Internet ages , Internet , Instagram , Information technology , Information science , Information and communications technology , Influence (social and political) , Hypertext , Human–machine interaction ,

Human–computer interaction , Human communication , Human activities , Hashtag activism , Hashtag , Haidilao , Global marketing , GIF , Food , Facebook , Entertainment , Electronics industry , Electronic publishing , Economy , E-commerce , Digital technology , Digital media , Design , Data processing , Cyberspace , Cybernetics , Culture , Cultural globalization , Crowdsourcing , Concept , Computing , Computer-mediated communication ,

Computer networks , Computer networking , Companies , Community building , Communication software , Communication design , Communication , Collective intelligence , Cognition , Click-through rate , China , Centralized computing , Celebrity , ByteDance , Business economics , Business , Brand , Blog , Banner , Application software , Apple Inc. , Alternate reality , Advertising , Action (philosophy)

, TikTok , Viết , World Wide Web , Mạng diện rộng , Trang web , Trang mạng , Công nghệ web , Phần mềm web , Biểu ngữ web , Ứng dụng web , web 2.0 , Video lan truyền , Hiện tượng siêu vi , Đoạn ghi hình , Video , Nội dung do người dùng tạo , Giao diện người dùng , Khả năng sử dụng , Dụng cụ , Công nghệ , Thị trường mục tiêu , Đảm nhận , Phương tiện lưu trữ , Phần mềm

Phần mềm xã hội , Tâm lý xã hội , Mạng xã hội , Dịch vụ mạng xã hội , Truyền thông xã hội , Tổ chức xã hội , Xử lý thông tin xã hội , Công nghiệp dịch vụ , Ký hiệu học , Hoàn lại vốn đầu tư , Nhà hàng , Web thời gian thực , Không gian công cộng , Dư luận , Khái niệm tâm lý , Truyền thông quảng bá và tiếp thị , Chính sách , Bao bì , Cơ quan , Dịch vụ trực tuyến , Trực tuyến và ngoại tuyến ,

Mạng , Nhạc.ly , Đa phương tiện , Phần mềm di động , Nội dung di động , Ứng dụng di động , Kinh tế vi mô , Thực đơn , Công nghệ truyền thông , Chia sẻ truyền thông , Thao tác truyền thông , Xu hướng truyền thông , Phân tích phương tiện truyền thông , McDonald , Truyền thông đại chúng , Chiến lược tiếp thị , Tiếp thị , Thị trường (kinh tế) , Sự quản lý , LinkedIn , Trang đích , tìm kiếm Internet , Phần mềm mạng dựa trên giao thức Internet ,

Người nổi tiếng trên Internet , Thời đại Internet , Internet , Instagram , Công nghệ thông tin , Khoa học thông tin , Công nghệ truyền thông và thông tin , Ảnh hưởng (xã hội và chính trị) , Siêu văn bản , Tương tác máy của con người , Tương tác máy tính của con người , Giao tiếp với con người , Các hoạt động của con người , Hoạt động hashtag , Dấu thăng , Haidilao , Tiếp thị toàn cầu ,

QUÀ TẶNG , Món ăn , Facebook , Sự giải trí , Công nghiệp điện tử , Xuất bản điện tử , Nên kinh tê , Thương mại điện tử , Công nghệ kỹ thuật số , Truyền thông kỹ thuật số , Thiết kế , Xử lí dữ liệu , Không gian mạng , Điều khiển học , Văn hóa , Toàn cầu hóa văn hóa , Dịch vụ đám đông , Ý tưởng , Tin học , Máy tính trung gian giao tiếp , Mạng máy tính , Mạng máy tính , Các công ty ,

Xây dựng cộng đồng , Phần mềm giao tiếp , Thiết kế truyền thông , Giao tiếp , Trí tuệ tập thể , Nhận thức , Tỷ lệ nhấp , Trung Quốc , Điện toán tập trung , Người nổi tiếng , ByteDance , Kinh tế kinh doanh , Kinh doanh , Nhãn hiệu , Blog , Ảnh bìa , Phần mềm ứng dụng , Apple Inc. , Thực tế thay thế , Quảng cáo , Hành động (triết học)

Pin It on Pinterest