7P TRONG MARKETING – NÂNG CAO VỊ THẾ MARKETING DỊCH VỤ

8361 lượt xem

Bạn có hiểu ý nghĩa các chữ P của 7P trong marketing? Sự thật bạn có thể bỏ lỡ đi các yếu tố quan trọng đảm bảo thành công cho doanh nghiệp của mình nếu không hiểu kỹ lưỡng và chi tiết 7 chữ P này và ngược lại bạn sẽ thu được rất nhiều lợi nhuận khi nắm rõ chi tiết và kỹ lưỡng 7 chữ P này đấy.

Hiện nay mô hình 7P trong marketing không được một số marketer đánh giá cao. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm và rất có thể sẽ khiến bạn bị rẽ sai hướng trên con đường xác định mục tiêu khách hàng cho doanh nghiệp của mình. Cùng chúng tôi tìm hiểu về những chữ P của 7P trong marketing này nhé.

Đầu tiên 7P trong marketing là gì?

Chắc hẳn cái tên 7P trong marketing đã không còn là cái tên xa lạ đối với những anh em marketers rồi đúng không? Đây là một công cụ chiến lược marketing quen thuộc với anh em và như bạn có lẽ đã biết bản rút gọn của mô hình 7P trong marketing là mô hình 4P bao gồm 4 yếu tố như Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place ( Kênh phân phối), Promotion (Truyền thông).

Tuy nhiên, mô hình 4P chỉ được thiết kế chú trọng vào thời điểm bán sản phẩm nhưng lại thiếu chú trọng đến dịch vụ và vai trò của dịch vụ khách hàng trong xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy, mô hình 4P đã được nâng cấp lên mô hình 7P tổng hợp gồm 7 yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Kênh phân phối), Promotion (Truyền thông), People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (cơ sở hạ tầng) gọi là mô hình 7P trong marketing.

7P trong Marketing là gì?
7P trong marketing

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố 7P trong Marketing là gì thì bạn thì chú ý hình ảnh bên trên, hình ảnh này là một sơ đồ tổng quan cho biết về các yếu tố tạo nên Marketing. Mô hình 7P trong marketing được định nghĩa như sau:

Product (Sản phẩm)

Chữ P đầu tiên Product: Sản phẩm ở mô hình 7P trong marketing có thể vô hình hoặc hữu hình vì nó có thể ở dạng dịch vụ hoặc hàng hóa.Trong trường hợp dịch vụ, “sản phẩm” là vô hình. Việc định ra giá sản phẩm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: thực tế thị trường tại thời điểm, chất lượng sản phẩm, giá trị thương hiệu sản phẩm,…

Nhưng quan trọng sự cảm nhận và đánh giá của khách hàng về sản phẩm của bạn mới là sự công nhận quan trọng cho chất lượng sản phẩm của bạn. Đây chính là thước đo để đánh giá chất lượng dịch vụ có tốt không. Cho nên việc cải tiến dịch vụ sẽ dễ dàng hơn sản phẩm, bởi thông qua những phản hồi từ khách hàng doanh nghiệp của bạn sẽ dần điều chỉnh nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.

7P TRONG MARKETING - NÂNG CAO VỊ THẾ MARKETING DỊCH VỤ (ảnh 1)
7P trong marketing

Price (Giá cả)

Chữ P thứ hai trong mô hình 7P trong marketing là Price: Giá cả trong một chiến lược marketing không đơn giản chỉ là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để mua sản phẩm của bạn đâu nhé. Giá ở đây còn liên quan đến nhiều khía cạnh như doanh thu, lợi nhuận của cả doanh nghiệp của bạn. Giá cả trong mô hình 7P trong marketing cũng là một thành phần quan trọng trong chiến lược marketing vì nó quyết định lợi nhuận và sự tồn tại của công ty của bạn đấy

Cách định giá của dịch vụ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ hài lòng của khách hàng. Điều chỉnh giá bán sản phẩm sẽ tác động lớn đến toàn bộ chiến lược marketing. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng lớn đến doanh số và nhu cầu của sản phẩm. Vì thế bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trong vấn đề này.

7P TRONG MARKETING - NÂNG CAO VỊ THẾ MARKETING DỊCH VỤ (ảnh 2)
7P trong marketing

Place (Kênh phân phối)

Chữ P thứ ba ở mô hình 7P trong marketing là Place: Có sản phẩm thì phải cần có chỗ bán, bạn cần phải xác định và phân phối sản phẩm ở nơi dễ tiếp cận với mục tiêu khách hàng tiềm năng. Điều này thường đòi hỏi vốn hiểu biết về nghiên cứu thị trường. Từ đó, bạn sẽ tìm được các kênh phân phối mà chúng có thể kết nối trực tiếp với khách hàng mục tiêu của bạn.

Đó là sản phẩm hữu hình, còn dịch vụ ở mô hình 7P trong marketing là vô hình không giống như sản phẩm hữu hình nên không thể phân phối qua nhiều cấp để đến tay người tiêu dùng, mà nó được bán trực tiếp từ nhà cung cấp dịch vụ. Và đương nhiên, dịch vụ sẽ được tạo ra ngay khi có người mua, không thể dự trữ như sản phẩm hữu hình được. Nhưng bạn vẫn cần phải xác định và phân phối sản phẩm ở nơi dễ tiếp cận với mục tiêu khách hàng tiềm năng như sản phẩm hữu hình đấy nhé.

7P TRONG MARKETING - NÂNG CAO VỊ THẾ MARKETING DỊCH VỤ (ảnh 3)
7P trong marketing

Promotion (Truyền thông)

Chữ P thứ tư trong mô hình 7P trong marketing là Promotion: là một thành phần rất quan trọng của marketing vì nó có thể nâng cao độ nhận diện thương hiệu và bán hàng. Bao gồm các hoạt động giúp gia tăng doanh số bán hàng, làm cho khách hàng nhận diện thương hiệu một cách nhanh chóng nhất, thông qua các hình thức như:

  • Quảng cáo: thường bao gồm các phương thức truyền thông được trả tiền như quảng cáo trên TV, quảng cáo trên radio hay quảng cáo trên internet nhằm đem lại một lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn.

Tham khảo dịch vụ quảng cáo cam kết doanh số – SONA Agency tại đây.

7P TRONG MARKETING - NÂNG CAO VỊ THẾ MARKETING DỊCH VỤ (ảnh 4)
7P trong marketing
  • Quan hệ công chúng: bằng các hình thức như thông cáo báo chí, sự kiện, tài trợ, hội nghị sẽ mang sản phẩm của doanh nghiệp bạn tiếp cận trực tiếp với khách hàng.
7P TRONG MARKETING - NÂNG CAO VỊ THẾ MARKETING DỊCH VỤ (ảnh 5)
7P trong marketing
  • Marketing truyền miệng: cũng là một loại hình quảng cáo sản phẩm. Truyền miệng là một cách truyền đạt về lợi ích sản phẩm thông qua sự hài lòng của các khách hàng và các cá nhân. Nhân viên bán hàng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ công chúng và truyền miệng.

Tóm lại trong mô hình 7P trong marketing, để một chiến dịch quảng cáo thành công, bạn cần phải gửi được thông điệp mà khách hàng của mình đang cần. Điều này giúp khách hàng tin tưởng và lựa chọn dịch vụ của bạn để sử dụng. Bên cạnh đó, khi thực hiện bạn nên cân nhắc về chi phí sao cho phù hợp bởi nó sẽ ảnh hưởng yếu tố định giá dịch vụ.

People (Con người)

Chữ P thứ năm ở mô hình 7P trong marketing là People: Ở đây chúng ta sẽ nói về những người nhân viên của bạn. Nhân viên của công ty rất quan trọng trong việc marketing. Họ là những người cung cấp dịch vụ. Khách hàng sẽ sử dụng và trải nghiệm dịch vụ trực tiếp với các nhân viên vì thế nhân viên của bạn phải được tuyển dụng và đào tạo tốt và chuyên nghiệp sẽ góp phần vào sự phát triển hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

7P TRONG MARKETING - NÂNG CAO VỊ THẾ MARKETING DỊCH VỤ (ảnh 6)
7P trong marketing

Process (Quy trình)

Chữ P thứ 6 ở mô hình 7P trong marketing là Process: Quy trình ở mô hình 7P trong marketing là một trong những yếu tố quan trọng của marketing. Hệ thống và quy trình tổ chức ảnh hưởng đến việc triển khai dịch vụ. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn có một quy trình phù hợp để giảm thiểu chi phí.

Giảm thiểu ở đây có thể là toàn bộ kênh bán hàng của bạn, hệ thống thanh toán, hệ thống phân phối và các quy trình, bước có vai trò trong việc đảm bảo doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả.

7P TRONG MARKETING - NÂNG CAO VỊ THẾ MARKETING DỊCH VỤ (ảnh 7)
7P trong marketing

Physical evidence (Điều kiện vật chất)

Chữ P cuối cùng ở mô hình 7P trong marketing là Physical evidence: Mặc dù sản phẩm trong dịch vụ là vô hình, nhưng nó cần được kết hợp với các yếu tố hữu hình để tạo nên chất lượng, thương hiệu và trải nghiệm người dùng tốt.

Yếu tố cơ sở vật chất ảnh hưởng khá nhiều đến uy tín và cách đánh giá về chất lượng dịch vụ của bạn có tốt hay không. Nó không những giúp khách hàng an tâm và tin tưởng hơn mà còn là bộ mặt để đánh giá về doanh nghiệp. Làm tốt yếu tố này mà nhiều doanh nghiệp đã định vị được thương hiệu trong lòng khách hàng, tạo cảm nhận tốt khi sử dụng dịch vụ. 

7P TRONG MARKETING - NÂNG CAO VỊ THẾ MARKETING DỊCH VỤ (ảnh 8)
7P trong marketing

Cách áp dụng mô hình 7P trong Marketing?

Các công ty sử dụng mô hình 7P trong Marketing để đặt mục tiêu và các phân tích đối thủ. Nó là một khung sườn thực tiễn trong việc đánh giá việc kinh doanh hiện tại qua cách tiếp cận hợp lý. Hãy tự hỏi và trả lời thử những câu hỏi sau:

  •  Products (Sản phẩm): Làm thế nào bạn có thể phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của mình?
  • Prices (Giá bán): Làm thế nào để thay đổi mô hình giá cả, giá bán của sản phẩm dịch vụ của mình?
  • Places (Kênh phân phối): Lựa chọn phân phối mới đến khách hàng để họ trải nghiệm sản phẩm của bạn là gì? (ví dụ: online, tại cửa hàng, điện thoại,…)
  • Promotion (Truyền thông): Làm thế nào chúng ta có thể thêm vào hoặc thay thế sự kết hợp của các kênh truyền thông online?
  • People (Con người): Nhân viên của bạn là ai và họ còn thiếu những kĩ năng gì? Cần những kỹ năng gì? Giải pháp
  • Process (Quy trình): Làm thế nào bạn có thể cải thiện quy trình sản xuất để tạo được lợi nhuận cao nhất?
  • Physical Evidence (Điều kiện vật chất): Làm thế nào để chúng ta đảm bảo những trải nghiệm của khách hàng? (Ví dụ: nhân viên được huấn luyện kĩ lưỡng, trình duyệt website đẹp, những tòa nhà bắt mắt,..)

Phạm vi ứng dụng của mô hình 7P trong Marketing.

Mô hình 7P trong Marketing có thể được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực khác nhau. Mô hình 7P trong Marketing có thể đáp ứng tất cả các dạng thức thực tiễn, và trong phạm vi hạn hẹp của bài viết cũng không thể đặt ra tất cả những điều kiện cần của mô hình này. Mô hình 7P trong Marketing chỉ thực sự mang lại hiệu quả đối với doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh không có (hoặc ít có) sự can thiệp của các cơ chế tạo độc quyền hoặc không lành mạnh.

Lời kết

Qua những chia sẻ của chúng tôi,  mong rằng các bạn đã hiểu được tầm quan trọng của mô hình 7P trong Marketing mang lại cho doanh nghiệp. Đây là một công cụ marketing tuy đã xuất hiện từ rất lâu nhưng hiện nay các doanh nghiệp hoàn toàn vẫn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình để mang đến nhiều hiệu quả tốt hơn.

Không quá khó để hiểu mô hình 7P trong Marketing. Theo đó hay còn gọi là Marketing hỗn hợp là thuật ngữ chuyên ngành dùng để chỉ tập hợp các công cụ hữu ích từ việc lên ý tưởng sản phẩm đến việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường mục tiêu. Đây là công cụ được đánh giá cao trong việc giúp các Marketers tìm đúng kênh phân phối và tiếp thị quảng cáo trên thị trường hiệu quả. 

Vai trò của mô hình 7P trong Marketing đối với doanh nghiệp rất quan trọng, tham gia vào toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ việc hình thành ý tưởng sản xuất cho tới khi đưa được sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Cụ thể giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh với đối thủ, thu hút khách hàng,… thực hiện các hoạt động để doanh nghiệp có thể an tâm tồn tại lâu dài trên thị trường bởi nó cung cấp khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và đối phó nhanh với những tác động của môi trường bên ngoài.

Bên cạnh đó mô hình 7P trong Marketing được vận dụng còn chỉ cho doanh nghiệp nhu cầu của thị trường, đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng thông qua hoạt động tìm kiếm, thu thập thông tin từ thị trường và truyền đạt thông điệp từ doanh nghiệp ra thị trường, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

Đối với người tiêu dùng, mô hình 7P trong Marketing giúp họ tìm kiếm nhanh thông tin sản phẩm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của mình, thậm chí mong muốn đó họ còn được đáp ứng vượt quá sự mong đợi. Thông qua hoạt động người tiêu dùng trong nước tiếp cận được nhanh chóng sản phẩm/ dịch vụ của nước ngoài và ngược lại giúp doanh nghiệp Việt đưa được sản phẩm trong nước ra thị trường quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động trao đổi buôn bán với bạn bè quốc tế.

Hy vọng bài viết về chủ đề 7P trong Marketing của chúng tôi đã giải đáp được một số thắc mắc bấy lâu nay của các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

7P TRONG MARKETING - NÂNG CAO VỊ THẾ MARKETING DỊCH VỤ (ảnh 9)
Sona Agency – Phòng Marketing thuê ngoài

Tham khảo dịch vụ phòng Marketing thuê ngoài tại đây

Thuật ngữ liên quan

Viết, Quản lý vốn lưu động, Tiếp thị truyền miệng, Giá trị (kinh tế), Hiểu biết, Công nghệ, Đối tượng mục tiêu, Quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý chiến lược, Địa vị xã hội, Tâm lý xã hội, Tổ chức xã hội, Nhận thức xã hội, Chất lượng dịch vụ, Các ngành dịch vụ, Ký hiệu học, Bán hàng, Doanh thu, Nghiên cứu, Quảng cáo trên đài phát thanh, Phạm vi công chúng,

Quan hệ công chúng, Dư luận, Các khái niệm tâm lý, Truyền thông xúc tiến và tiếp thị, Lợi nhuận (kinh tế), Sản xuất và chế tạo, Quản lý sản phẩm, Sản phẩm (kinh doanh), Sản phẩm, Định giá, Giá cả , Chính sách, Nhận thức, Bao bì, Quảng cáo trực tuyến, Tiền, Kinh tế vi mô, Thao túng truyền thông, Thiên vị truyền thông, Phân tích truyền thông, Truyền thông đại chúng, Chiến lược tiếp thị, Tiếp thị, Nghiên cứu thị trường, Thị trường (kinh tế), Quản lý, Lãnh đạo, Internet,

Ảnh hưởng (xã hội và chính trị ), Ngành, Các ngành, Giao tiếp với con người, Hoạt động của con người, Tài chính, Phản hồi, Kinh tế, Kinh tế, Các ngành kinh tế, Phân phối (tiếp thị), Thiết kế, Nhu cầu, Điều khiển học, Sự hài lòng của khách hàng, Khách hàng, Văn hóa, Tập đoàn, Biệt ngữ công ty, Kiểm soát (xã hội và chính trị), Công ty, Thiết kế truyền thông, Giao tiếp, Hàng hóa, Nhận thức, Quản lý quy trình kinh doanh,

Quy trình kinh doanh, Kinh tế kinh doanh, Kinh doanh, Nhận biết thương hiệu, Thương hiệu, Chi nhánh khoa học, Sửa đổi hành vi, Chú ý, Giả định, Phân tích, Quảng cáo, Hành động (triết lý), Trách nhiệm giải trình,

Writing, Working capital management, Word-of-mouth marketing, Value (economics), Understanding, Technology, Target audience, Supply chain management, Strategic management, Social status, Social psychology, Social institutions, Social epistemology, Service quality, Service industries, Semiotics, Sales, Revenue, Research, Radio advertisement, Public sphere, Public relations, Public opinion, Psychological concepts,

Promotion and marketing communications, Profit (economics), Production and manufacturing, Product management, Product (business), Product, Pricing, Price, Policy, Perception, Packaging, Online advertising, Money, Microeconomics, Media manipulation, Media bias, Media analysis, Mass media, Marketing strategy, Marketing, Market research, Market (economics), Management, Leadership, Internet, Influence (social and political), Industry, Industries, Human communication,

Human activities, Finance, Feedback, Economy, Economics, Economic sectors, Distribution (marketing), Design, Demand, Cybernetics, Customer satisfaction, Customer, Culture, Corporations, Corporate jargon, Control (social and political), Companies, Communication design, Communication, Commodity, Cognition, Business process management, Business process, Business economics, Business, Brand awareness, Brand, Branches of science, Behavior modification, Attention, Assumption, Analysis, Advertising, Action (philosophy), Accountability,

Pin It on Pinterest