Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress

5941 lượt xem

Nói đến plugins thì chắc hẳn ai đã và đang sử dụng WordPress đều biết rồi, nó là một phần không thể thiếu và gắn liền với WordPress. Plugins có thể hỗ trợ bạn tối ưu Onpage, bảo mật website, trình chỉnh sửa giao diện,… thậm chí cả hỗ trợ Marketing.

Tuy nhiên nó cũng là con dao 2 mặt với website của bạn. Nếu bạn quá phụ thuộc vào plugins, nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới độc độ truy cập website và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới bảo mật trên website của bạn. Vì vậy, hãy chỉ chọn lựa 1 số plugins mà bạn cảm thấy phù hợp.

Trong bài viết kỳ này chúng ta sẽ tìm hiểu qua các plugins tốt nhất cho WordPress mà chúng tôi đã sàng lọc và đảm bảo an toàn cho website của bạn.

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 1)

Trên thư viện WordPress, có hàng chục ngàn plugins miễn phí. Ngoài những plugins hữu ích thì “rác” cũng không thiếu.

Và nếu bạn dùng quá nhiều plugins cho 1 website rất dễ xảy ra xung đột giữa các plugins hoặc thời gian tải của website bị tăng lên (Do nhiều code từ plugins được thêm vào). Trang wp-admin cũng bị ảnh hưởng nhất định.

Vì vậy, với người mới, bạn chỉ nên dùng khoảng ~10 plugins, tiếp cận WordPress 1 cách từ từ, hiểu sâu hơn rồi cuối cùng mới chọn những plugins mà bạn cảm thấy “thực sự cần thiết”.

Bài viết này sẽ giới thiệu sơ qua các plugins cơ bản nhất mà bạn NÊN sử dụng cho trang WordPress của bạn. Nhưng trước đó, bạn nên tìm hiểu sơ qua về WordPress plugins và các nhóm plugins cơ bản.

Tiêu chí lựa chọn plugins tốt nhất cho WordPress là gì?

Có thể bạn đã biết, WordPress có một kho plugins khổng lồ do cộng đồng phát triển. Vậy để lựa chọn được plugins tốt nhất thì có khác gì mò kim đáy biển đâu…?

Đừng lo, bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn được những ứng cử viên sáng giá nhất. Tiêu chí ở đây sẽ bao gồm:

  • Số người sử dụng: Với 1 plugins tốt chắc chắn sẽ kèm theo đó là lượng người dùng đông đảo. Giữa plugins A có 100.000 người sử dụng và plugins B có 1000 người sử dụng thì bạn sẽ chọn plugins nào? Là tôi thì sẽ chọn plugins A. Nhưng đó chỉ mới là tiêu chí đầu, hay xem thêm các tiêu chí bên dưới.
  • Tỷ lệ đánh giá: Tiêu chí này cũng rất quan trọng, nó sẽ cho bạn biết mức độ hiệu quả và sự hài lòng đối với khách hàng.
  • Review của người dùng: Cũng là một phần như tỷ lệ đánh giá bên trên, mục review sẽ cho biết cảm nhận của người dùng khi sử dụng
    plugins. Bạn có nghi ngờ với plugins được đánh giá 5 sao áp đảo người khác như bên dưới?
  • Thời gian cập nhật: Ý nghĩa của thời gian cập nhật là cách người tạo ra plugin chăm sóc đứa con của họ như thế nào. Bạn có muốn sử dụng plugin mà 2-3 năm trời không có bất cứ cập nhật gì mới? Vẫn được! Bạn vẫn có thể dùng nhưng không ngoài việc nó đang có một đống lỗ hổng bảo mật chưa được khắc phục. Giải pháp tốt nhất mà tôi khuyên bạn là: “Em rất tốt nhưng anh rất tiếc!”
  • Dễ sử dụng: “Mình thấy plugins này đáp ứng được nhu cầu của mình lại cả đánh giá tốt nữa nhưng mà khó sử dụng quá, chắc mình tìm plugins khác.” – Bạn đừng nên có những suy nghĩ như thế này. Nếu nó khó, hãy hỏi cộng đồng, các nhóm trên mạng xã hội hoặc ông lớn Google như: “hướng dẫn sử dụng plugins woocommerce“.  Đây là gợi ý, không phải tiêu chí.
Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 2)

Plugins chính là thứ làm cho WordPress trở nên linh hoạt và mạnh mẽ.

Thực tế số lượng plugins của WordPress cũng cực kỳ phong phú. Điều này khiến bạn trở nên bối rối trong việc chọn lựa plugins tốt nhất cho nhu cầu của bản thân.

Trong bài viết mình đã tổng hợp danh sách plugins hay cho WordPress bao gồm cả miễn phí và trả phí. Chúng cũng là plugins cần thiết cho WordPress khi được hàng ngàn website trên thế giới sử dụng.

Cá biệt có một số plugins có số lượng active lên tới cả triệu website.

Bạn tò mò về danh sách những plugins này?

Chúng ta bắt đầu thôi!​

Tham khảo dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại đây!

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress

iThemes Security

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 3)

Nếu bạn đang quan tâm đến bảo mật cho trang WordPress? Thì cái tên iThemes Security chắc chắn bạn đã nghe qua đến nó? Một plugins bảo mật wordpress vô cùng hiệu quả.

Tôi sẽ Review và đánh giá iThemes Security Pro cho các bạn hiểu rõ hơn về nó.

Lý do tạo sao nó lại Plugins bảo mật đáng tin dùng nhất hiện nay.

  • Khóa địa chỉ IP khi hacker cố đăng nhập vào trang web của bạn
  • Khóa các user đăng nhập vào website với các biểu hiện đáng nghi ngờ (phát tán code độc, spam link, v.v)
  • Quét và phòng chống malware cũng như các mã độc khác.
  • Sử dụng mật khẩu mạnh có tính bảo mật cao cho mọi tài khoản.
  • Áp dụng SSL cho Dashboard và tất cả các trang hoặc bài viết con.
  • Kiểm tra và rà soát tất cả các file và thay đổi khả nghi.
  • Gửi thông báo về bất kì hành vi đáng ngờ nào xuất hiện trên website của bạn
  • Ẩn toàn bộ thông tin cài đặt WordPress của website.
  • Và còn nhiều tính năng khác nữa…

Yoast SEO – SEO Plugins tốt nhất

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 4)

Yoast SEO luôn là SEO plugins tốt nhất từ khi nó ra mắt đến nay.

Nó sẽ giúp việc tối ưu SEO đơn giản hơn, từ đó bạn có thể đạt thứ hạng cao hơn.

Bạn có thể dễ dàng tối ưu post, page, tiêu đề cũng như phần mô tả hiện trên Google Search.

Kết quả cao hơn đồng nghĩa với bạn có nhiều traffic hơn (Organic Traffic).

Ngoài ra với phiên bản Yoast SEO Premium, bạn sẽ được sử dụng các chức năng cao cấp của plugins này.

WP Rocket – Plugins tăng tốc hiệu quả đơn giản dễ dùng

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 5)

Tiếp tới là tốc độ website, nếu website bạn load không đủ nhanh.

Chắc chắn nó ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng (tốc độ cũng là một yếu tố xếp hạng).

Sau thời gian dài sử dụng, mình đánh giá WP Rocket là cache plugins dễ dùng, và ổn định nhất hiện nay.

Nó giúp bạn giảm tải trên server, với chức năng preload người truy cập sẽ cảm thấy website bạn load nhanh hơn bao giờ hết.

UpdraftPlus

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 6)

Ngoài việc nâng cao bảo mật cho website WordPress thì backup cũng rất quan trọng.

Nó sẽ giúp bạn phục hồi website nhanh chóng, nếu gặp vấn đề.

Bạn sẽ an tâm hơn khỏi vấn đề như bỗng dưng website bị mất hết dữ liệu, hacker tấn công.

Đơn giản là bạn chỉ cần phục hồi lại và website lại như ban đầu.

Hãy backup thường xuyên, hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng.

Có rất nhiều backup plugins nhưng mình thấy UpdraftPlus rất tốt và đáng dùng.

Gravity Forms

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 7)

Việc tạo các form liên hệ trên website là việc rất phổ biến với mọi website.

Gravity forms là plugin contact forms dễ sử dụng nhất (chỉ cần kéo thả các field có sẵn)

Ngoài ra với Gravity Form còn làm được nhiều điều hơn thế.

Như tạo các cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến, quizz, thậm chí còn cho phép người dùng thanh toán ngay trên form.

WooCommerce

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 8)

Tất nhiên là WooCommerce sẽ có trong danh sách này.

Đây là một trong những plugins miễn phí, được hàng triệu người sử dụng để xây dựng website bán hàng.

Với tính năng chính, là giúp biến website của bạn thành trang bán hàng trực tuyến hay thương mại điện tử.

Dễ dàng sử dụng và tùy biến, ngoài ra với hàng tá các WooCommerce Add-on kèm theo.

Bạn có thể dễ dàng thêm các chức năng cho website như: nút quick order, thêm các biến thể…

Shortpixel

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 9)

Tiếp theo là đến plugins nén ảnh, hiện mình đã dùng qua khá nhiều thằng.

Và thấy Shortpixel là một trong những plugins tốt nhất hiện nay về nén ảnh.

Về giá cả cũng rất rẻ và phải chăng 5$/tháng/7500 image (giá quá hạt dẻ).

CloudFlare

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 10)

Làm thế nào để website bạn load nhanh hơn, CDN chính là một trong những giải pháp đó.

Hình ảnh hay dữ liệu tĩnh luôn tiêu tốn rất nhiều thời gian để tải.

Bạn có thể sử dụng CDN để phân phối các file tĩnh.

CloudFlare là một trong những nhà cung cấp CDN rất nổi tiếng, nó ổn định và tích hợp tốt với WordPress.

Mặc dù đây không phải là plugins, nhưng là một dịch vụ nên sử dụng.

SSL

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 11)

SSL bây giờ là một trong những yếu tố bắt buộc phải có hiện nay.

Nếu website bạn không có SSL, chắc chắn sẽ bị GG đánh dấu là không an toàn.

Nhất là đối với các website thương mại điện tử, hay cho phép thanh toán online.

Thì việc có SSL là bắt buộc để bảo mật thông tin khách hàng.

Có khá nhiều nhà cung cấp SSL, bạn có thể thêm SSL Miễn Phí với Let’s Encrypt.

Hoặc mua hẳn SSL xịn sò, SSL cũng có rất nhiều loại nhé.Envira Gallery

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 12)

Mặc định WordPress có hỗ trợ tạo Gallery ảnh (bộ sưu tập ảnh), nhưng nó khá cơ bản và ít tính năng.

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng theme các gallery plugins chuyên nghiệp như: Envira Gallery hoặc Modula Gallery

Envira Gallery cho phép tạo một thư viện rất linh hoạt và bắt mắt.

Bạn có thể tạo nhiều gallery và đặt ở nhiều vị trí khác nhau.

Tôi đã có một bài So Sánh Gallery ảnh tốt nhất cho WordPress đừng bỏ qua nhé.

bbPress

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 13)

bbPress cho phép xây dựng một cộng đồng trên website WordPress.

Hay nói cách khác là tạo forum trên WordPress, bạn sẽ một diễn đàn cho mọi người trao đổi và đặt câu hỏi.

Đây là plugins membership tốt nhất cho WordPress, cho phép dễ dàng thêm tính năng membership vào website.

Bạn có thể tạo subscription và giới hạn nội dung với người dùng dựa vào chế độ subscription của từng người.

Plugins hoạt động tốt với các hình thức thanh toán khác nhau.

Monarch

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 14)

Monarch là plugins tốt nhất để chia sẻ trên mạng xã hội cho trang WordPress.

Monarch được thiết kế để website của bạn nhận được nhiều sự chia sẻ, và nhiều follower bằng cách sử dụng nhiều hiệu ứng kích thích sự tương tác.

Plugins chạy rất mượt, nhanh và tương thích với hầu hết các mạng xã hội.

LearnDash

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 15)

LearnDash là plugins WordPress LMS tốt nhất để tạo và bán khóa học trên WordPress.

Tính năng kéo thả giúp người dùng có thể xây dựng khóa học nhanh và dễ dàng.

Quick and Easy FAQs

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 16)

Khi vừa ra mắt sản phẩm hoặc website, bạn cần có mục FAQs để trả lời câu hỏi. Bạn có thể tạo một trang FAQ.

Nhưng thường thì FAQs sẽ phát triển dần theo thời gian. Việc thêm mục FAQ, bạn có thể giúp bạn tăng tỉ lệ chuyển đổi cho website rất hiệu quả.

Insert Heads and Footers

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 17)

Trong quá trình vận hành website, sẽ có lúc bạn cần thêm các đoạn code vào trang WordPress, đồng nghĩa với việc bạn phải edit lại các file themes.

Nếu sơ ý sẽ rất dễ phát sinh lỗi cho website. Plugins cho phép người dùng thêm các đoạn code vào trang WordPress mà không cần edit các file theme.

CSS Hero

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 18)

Theme WordPress dựa vào CSS để hiển thị giao diện.

Đôi khi bạn muốn tùy chỉnh một vài thứ hoặc thêm hiệu ứng, thì buộc phải học qua CSS.

CSS Hero cho phép bạn chỉnh sửa CSS mà không cần viết một dòng code nào cả, rất tiện lợi phải không nào?

Ngoài ra nó cũng là một công cụ rất tuyệt vời đề bạn học CSS.

Elementor

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 19)

Làm thế nào để tùy biến giao diện mà không biết code?

Cách đơn giản là dùng các page builder kéo thả để tùy chỉnh giao diện một cách dễ dàng.

Elementor là cái tên nổi bật hiện nay trong các page builder có trên thị trường.

Không những mạnh mẽ, đa dạng mà còn mang lại hiệu suất rất tốt.

Bạn có thể dễ dàng tùy biến cả header, footer… kể cả trang sản phẩm (woocommere)

Hơn nữa với kho template có sẵn, bạn có thể dễ dàng import và dùng ngay chỉ với 1 click

Google Apps for Work

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 20)

Google Apps for Work là một suite ứng dụng như email, docs, spreadsheet tạo bởi Google. Gói plugin rất rẻ và dễ sử dụng. Quan trọng hơn, người dùng còn được sở hữu tên miền riêng cho email. Tôi đã Hướng dẫn tạo một địa chỉ email tên miền với G Suite và Gmail hãy đọc nó nhé.

Ahref

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 21)

Ahref là một công cụ SEO rất đa năng và hiệu quả.

Theo mình kể cả bạn phải dân SEO cũng nên có thêm công cụ này.

Vì sao? Với công cụ này bạn có thể làm được rất nhiều thứ hay ho như:

  • Check thứ hạng từ khóa (mọi ngôn ngữ)
  • Kiểm tra từ khóa nào đang lên xuống.
  • Kiểm tra backlink về chưa
  • Kiểm tra các refer domain
  • Check các từ khóa đối thủ
  • So sánh gửi ý các từ khóa mình chưa có với đối thủ
  • Check search volume từ khóa, độ khó…
  • ….

Hãy tận dụng nó để nguyên cứu từ khóa, lên kế hoạch phát triển nội dung. Sau đó theo dõi kết quả đạt được.

Schema Pro

Top 20 Plugins Phải Có Trên WordPress (ảnh 22)

Schema giúp bạn thêm các cấu trúc dữ liệu khác nhau, để hiển thị thêm các thông tin hữu ích trên kết quả tìm kiếm.

Ngoài ra thì nó cũng rất tốt cho SEO, nhưng để thêm các dữ liệu cấu trúc này như nào?

Nếu bạn không biết code, tốt nhất mình khuyên bạn dùng Schema Pro.

Nó hỗ trợ rất nhiều loại cấu trúc, việc bạn làm chỉ là cài đặt nó sẽ tự động thêm schema cho bạn.

Kết luận

Đây là những plugins hay công cụ theo cá nhân mình thấy cần thiết với đại đa số website.

Tất nhiên là còn rất nhiều trường hợp đặc biệt, cần những tính năng riêng.

Pin It on Pinterest